Bạn có ý định mở cơ sở kinh doanh sản xuất bánh mì quy mô nhỏ hoặc lớn? Bạn chưa biết rằng mình sẽ nên mua những thiết bị nào cho dây chuyền làm bánh mì của mình? Hãy tìm hiểu ngay 2 loại dây chuyền CƠ BẢN – ĐẦY ĐỦ này của daychuyenchebien.vn nhé.

Dây chuyền làm bánh mì

Nên đầu tư 1 dây chuyền làm bánh mì đầy đủ, hay chỉ vài thiết bị cơ bản cần thiết?

Các tiệm bánh mì thường phải làm việc từ 2-3h sáng để kịp có bánh cung cấp cho người dùng. Công việc vất vả, năng nhọc từ khâu nhào trộn bột, chia bột cho đến se bột, ủ và nướng bánh. 

Công việc làm bánh mì có dễ dàng không?

Công việc này vừa mất thời gian lại cần sức lớn mới có thể làm thủ công cho nên chẳng mấy ai theo nghề này nếu không có máy móc trợ giúp. Đồng thời chủ cơ sở cũng phải đầu tư 1 khoản chi phí lớn về nhân công để đáp ứng được nhu cầu.

Những chi phí cho sản xuất bánh mì

Từ đó, dây chuyền làm bánh mì với các thiết bị hiện đại đã dần trở nên vô cùng quan trọng đối với các cơ sở sản xuất bánh ngày nay. 1 câu hỏi đặt ra rằng: Liệu có nên sắm đầy đủ các thiết bị cho mọi công đoạn không? Hay chỉ cho 1 số công đoạn cần thiết?

Xét về ngắn hạn

Chỉ sắm 1 số các thiết bị thực sự cần thiết sẽ có lợi hơn cho chủ cơ sở, bởi chi phí đầu tư thấp hơn là sắm tất cả các loại máy móc. Năng suất vẫn được cải thiện 1 phần, giảm được 1 số nhân công và công sức ở những công đoạn đó.

Dây chuyền làm bánh mì Viễn Đông

Xét về dài hạn

Việc sắm đầy đủ mọi thiết bị cho tất cả các công đoạn sẽ có lợi hơn. Bởi về lâu dài, chi phí nhân công sẽ tốn nhiều hơn chi phí đầu tư ban đầu. Nếu bạn có đủ chi phí đầu tư ban đầu thì vẫn nên sắm đầy đủ thiết bị.

Lợi ích của 1 dây chuyền làm bánh mì đầy đủ

Với bài viết này, Viễn Đông sẽ gợi ý 2 loại dây chuyền làm bánh mì cả cơ bản và đầy đủ cho bạn tham khảo.

Gợi ý dây chuyền làm bánh mì cơ bản với 3 thiết bị 

Đối với dây chuyền làm bánh mì cơ bản sẽ có 3 thiết bị là Máy trộn bột -> Tủ ủ bột -> Lò nướng bánh.

Máy trộn bột

Loại máy trộn bột làm bánh chuyên dụng sẽ có 2 loại là máy trộn bột 7kg và máy trộn bột 10kg. Hai loại máy này có hình dáng thiết kế tương đương nhau (là 1 khối máy liền động cơ và tủ điện rời), chỉ khác về dung tích cối chứa bột.

Máy trộn bột

Ưu điểm nổi bật với máy trộn bột so với sức trộn của nhân công:

  • Trộn được đều, liên tục, khỏe khoắn nhờ motor 1,1Kw mới 100% chạy ổn định
  • 2 động cơ, 1 motor giảm tốc quay cối chứa bột và 1 motor tăng tốc quay càng đánh bột dạng xoắn kết hợp trộn hiệu quả hơn
  • Trộn đều nhanh với tối đa 10 phút/mẻ
  • Chất liệu Inox bền bỉ, dùng được lâu dài

Ưu điểm của máy trộn bột

Tùy vào năng suất của các cơ sở cần đáp ứng mà bạn có thể lựa chọn máy trộn 7kg/mẻ hoặc trộn 10kg/mẻ để sử dụng.

Tủ ủ bột

Ủ bột là giai đoạn bạn thực sự cần 1 thiết bị để hỗ trợ sao cho ủ nhanh mà ủ nở hiệu quả, chất lượng. Tủ ủ bánh mì hoạt động bằng điện đạt được nhiệt độ từ 38 – 40ºC, đây là khoảng nhiệt giúp bột nở nhanh và đều nhất.

Tủ ủ bột

Nguyên lí hoạt động

Với các dòng tủ ủ bột mì của Viễn Đông luôn có 2 chức năng ủ nóng và ủ lạnh. Bột được nở lên nhờ sự nóng lên của tủ từ thanh nhiệt, kích thích men vi sinh hoạt động:

  • Ủ nóng: Nhờ hơi nóng từ tủ giúp các mem làm nở bột, gia nhiệt bằng các điện trở khô. Bạn có thể điều chỉnh thông qua núm nhiệt đã được trang bị ở tủ.
  • Ủ hơi nước: Hơi nước nóng từ tủ giúp kích thích men làm nở bột. Phía dưới của tủ có chứa thanh nhiệt giúp đun sôi nước trong khoang, từ đó hơi nước lan tỏa khắp các khoảng tủ.

Cơ chế ủ hiện đại

Ưu điểm nổi bật

Đặc biệt tủ còn có chức năng ủ khô nếu thợ làm bánh muốn giữ nóng bánh sau khi nướng. Ngoài ra, tủ ủ bột còn có những đặc điểm chung nổi bật như:

  • Cửa đóng kính giúp việc quan sát bột bên trong rõ ràng hơn
  • Điện áp 220V/50Hz dân dụng rất dễ lắp đặt và sử dụng
  • Chất liệu Inox bền bỉ, chịu được nhiệt cao, không bị ăn mòn
  • Phía bên trong thiết kế khay đựng theo tầng với khoảng cách hợp lí, giúp ủ được đều bột ở mọi khay
  • Bảng điều khiển đi liền với tủ, giúp bạn cài đặt được nhiệt độ và thời gian hợp lí.
  • Ủ được nhanh 2-2,5h mỗi mẻ do thiết kế kín và tủ cách nhiệt tốt.
  • Ủ bột chất lượng, hạn chế những thất bại khi ủ bột bằng phương pháp cũ.

Tủ ủ bột bánh mì

Phân loại tủ ủ bột theo năng suất

Về năng suất, tủ ủ bột có thiết kế được nhiều loại với số lượng khay khác nhau. Từ đó đem lại năng suất đa dạng phù hợp với mọi sự lựa chọn của khách hàng:

  • Tủ ủ bột 10 khay: 2 loại khay 40x60cm và 46x72cm – Ủ 100 – 150kg/mẻ
  • Tủ ủ bột 16 khay: 2 loại khay 40x60cm và 46x72cm – Ủ 160 – 240kg/mẻ
  • Tủ ủ bột 24 khay: 2 loại khay 40x60cm và 46x72cm – Ủ 240 – 360kg/mẻ
  • Tủ ủ bột 32 khay: 2 loại khay 40x60cm và 46x72cm – Ủ 320 – 480kg/mẻ

Năng suất tủ ủ bột bánh mì

Lò nướng bánh

Đây là 1 trong những thiết bị rất quan trọng trong dây chuyền làm bánh mì cơ bản hay đầy đủ cho 1 cơ sở sản xuất.

Nếu bạn muốn bánh được nở đều, lớp vỏ bên ngoài vàng giòn hấp dẫn nhưng bên trong cũng không quá khô, cứng. Chiếc lò nướng bánh sẽ là thứ bạn cần.

Lò nướng bánh

Có 2 loại lò nướng bánh là lò nướng bánh mì xoay và lò nướng bánh mì đối lưu. 

Lò nướng bánh mì xoay

Lò nướng bánh mì xoay có công suất lớn, công nghệ tiên tiến. Nhờ nướng chất lượng hơn hẳn các lò thường nên được các đơn vị sản xuất bánh mì lớn ưa chuộng.

Lò nướng bánh mì xoay

Lò nướng bánh mì đối lưu

Với các cơ sở sản xuất làm bánh vừa và nhỏ hơn thì nên sử dụng bánh mì đối lưu. Bởi giá lò bánh mì đối lưu khá rẻ, rẻ 1 nửa so với lò nướng bánh xoay. Kích thước cũng nhỏ gọn hơn rất nhiều so với lò bánh mì xoay, rất dễ lắp đặt và sử dụng.

Lò nướng bánh mì đối lưu

Lò có dàn thanh nhiệt ở xung quanh, thêm quạt đối lưu làm không khí nóng tuần hoàn khắp các vị trí trong lò. Bánh sẽ chín đều mà bạn không cần phải trở khay như trước đây.

Gợi ý 1 dây chuyền làm bánh mì đầy đủ, chuyên nghiệp

Để hoàn thiện 1 dây chuyền làm bánh mì đầy đủ thì ngoài 3 thiết bị bên trên, bạn cần bổ sung thêm 2 thiết bị nữa. Quy trình đủ là: Máy trộn bột -> máy chia bột -> máy se bột -> tủ ủ bột -> lò nướng bánh mì.

Máy chia bột

Máy chia bột bằng điện

Với chiếc máy chia bột này, bạn hoàn toàn có thể chia khối bột thành 36 phần bột đều nhau như 1 từ 30-180g (tùy tổng khối lượng) một cách nhanh chóng, chính xác so với cách chia bột thủ công bằng tay.

Máy chia bột bằng tay

Có hai loại máy chia bột 36 phần tại Viễn Đông là máy chia bột bằng tay và máy chia động tự động chạy bằng điện. Có thể so sánh 2 loại máy chia bột này như sau:

Máy chia bột bằng tay Máy chia bột dùng điện
Chia điều 36 phần từ 30-180g Chia điều 36 phần từ 30-180g
Không dùng động cơ, không tốn điện Vận hành bằng động cơ
Năng suất phụ thuộc vào tần suất gạt tay Nhấn nút máy chia chưa tới 3 giây
Giá khoảng 10 triệu Giá khoảng 19 triệu
Phù hợp với các đơn vị cung cấp dưới 500 ổ/ngày Phù hợp với các đơn vị cung cấp trên 500 ổ/ngày

Máy se bột

Có 3 loại máy se bột hàng Việt Nam:

  • Máy 1 băng tải: máy chỉ có 1 băng tải cuộn se bột. Cần ít nhất 2 người vận  hành máy, 1 người đứng cho bột vào máy, một người đón bột
  • Máy 2 băng tải: tương tự dòng máy 1 băng tải nhưng dùng máy se bột 2 băng có thêm 1 băng tải nhập liệu bột; cần ít nhất 2 người để thao tác
  • Máy 3 băng tải: có thêm 1 băng tải bột sau khi se

Máy se bột 2 băng tải

Với việc sử dụng máy se bột, bạn hoàn toàn có thể đảm bảo năng suất se bột liên tục trong hàng giờ, giúp cán, se bột tạo hình bánh đều nhau như 1. Đặc biệt, việc sử dụng máy sẽ giúp tiết kiệm nhân công đáng kể.

Máy se bột 1 băng tải

Trên đây là danh sách các thiết bị máy móc trong dây chuyền làm bánh mì cơ bản – đầy đủ hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Để có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về sản phẩm, hãy tham khảo thêm những bài viết dưới đây.

show blocks helper

Lọc theo giá sản phẩm

Sản phẩm Dung tích

Sản phẩm Nhiên liệu

Gọi ngay