Bánh mì là món ăn rất phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Vậy bánh mì được làm như thế nào? Cùng tìm hiểu cách các cơ sở sản xuất bánh mì chuyên nghiệp đã cho ra lò những ổ bánh thơm ngon cùng daychuyenchebien.vn nhé.
Các cơ sở sản xuất làm bánh mì như thế nào?
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh
Nguyên liệu để làm bánh mì cơ bản bao gồm bột mì và nước. Người làm bánh cần chuẩn bị lượng nguyên liệu phù hợp với quy mô và khối lượng sản xuất để quá trình làm bánh được diễn ra một cách trơn tru nhất.
Nhào bột bánh mì
Đầu tiên, bột và các loại nguyên liệu sẽ được cho vào máy trộn bột để nhào. Sau đó, bạn có thể cho các thành phần như nấm men, phụ gia thực phẩm,… Nước cũng sẽ được cho thêm vào nếu bột quá đặc hoặc khô.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh – chủ một cơ sở làm bánh tại Hà Nội chia sẻ: “Sử dụng máy trộn bột sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Máy hoạt động hoàn toàn tự động, tôi chỉ cần hẹn giờ để cho máy chạy và chuyển qua làm những việc khác trong thời gian máy nhào bột. Ngoài ra, kể từ khi sử dụng máy trộn bột công nghiệp, tôi cũng yên tâm hơn về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình nhào bột bánh.”
Chia bột
Sau công đoạn nhào trộn, bột được cho vào máy để chia thành từng mẩu tuỳ theo từng loại và kích cỡ của bánh mì. Những cơ sở làm bánh lớn thường sử dụng máy chia bột bánh nhằm tiết kiệm thời gian và công sức. Máy chia bột bằng điện được các lò bánh mì rất ưa chuộng bởi lợi ích kinh tế to lớn mà thiết bị này mang lại.
Khi trộn bột xong, người làm bánh sẽ cho vào máy chia bột để chia thành các phần bằng nhau chỉ trong vài giây. Khối lượng bột sau khi chia bằng máy rất đều và ổn định về lâu dài.
Se bột bánh mì
Công đoạn se bột làm bánh sẽ giúp tạo hình cơ bản cho bột để tiến hành ủ. Bột được se càng chắc thì khi kích nở, bánh mì sẽ nở đều và đẹp hơn.
Thiết bị se bột bánh thường được sử dụng tại các cơ sở làm bánh là máy se bột 3 băng tải. Máy 3 băng tải chỉ cần một người duy nhất để vận hành, vừa cho bột vào máy và xếp bột ra khay sóng, vô cùng tiện lợi.
Ủ bột
Sau khi tạo hình, bột sẽ được mang đi ủ để đảm bảo bánh khi nở ra sẽ đều và đẹp. Ủ bột là công đoạn bắt buộc, đặc biệt là khi thời tiết lạnh.
Lò nướng bánh (trái) và tủ ủ bột (phải)
Theo chia sẻ của anh T – chủ một cơ sở làm bánh lâu năm ở Cần Thơ, “Trước đây anh phải dậy từ 1-2 giờ sáng vì ủ bột thủ công mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên từ khi biết đến tủ ủ bột, anh đầu tư ngay vì giá thành không quá cao nhưng lại tiện hơn nhiều, chỉ mất 2 giờ để ủ một mẻ bột nên anh có thêm thời gian ngủ, đảm bảo sức khỏe hơn.”
Nướng bánh
Nướng bánh là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất bánh mì. Cần nướng bánh ở môi trường và nhiệt độ phù hợp để bánh nở đều và đẹp.
Các cơ sở làm bánh thường dùng lò đối lưu và lò nướng xoay để nướng bánh mì. Cả 2 loại lò nướng bánh đối lưu và lò nướng xoay đều sử dụng khí nóng đối lưu trong lò để làm chín bánh. Lò nướng bánh mì có rất nhiều ưu điểm: chất liệu cao cấp, kích thước nhỏ gọn, thời gian nướng bánh nhanh chóng và thành phẩm chín nở đều đẹp và thơm ngon.
Xây dựng một cơ sở sản xuất làm bánh mì có tốn kém không?
Để mở một lò bánh mì, ngoài việc chuẩn bị cho mình những kinh nghiệm mở quán bánh mì thì việc mua các thiết bị làm bánh cũng rất quan trọng. Theo chia sẻ từ chính khách hàng đã mua sắm thiết bị làm bánh tại Viễn Đông, có 2 sự lựa chọn khi mở lò nướng bánh:
- Dây chuyền làm bánh cơ bản: Máy trộn bột + Lò nướng + Xe khay có tổng giá khoảng 50 triệu đồng
- Dây chuyền làm bánh đầy đủ: Máy trộn bột + Máy chia bột + Máy se bột + Tủ ủ bột + Lò nướng có giá khoảng 103 triệu
Nếu như chi phí đầu tư còn khá hạn hẹp thì bạn có thể đầu tư vào một dây chuyền làm bánh cơ bản. Tuy chưa đầy đủ các thiết bị nhưng quá trình làm bánh vẫn sẽ đảm bảo chất lượng.
Hi vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn hình dung cách các cơ sở sản xuất lớn cho ra lò những ổ bánh mì thơm ngon nhất như thế nào. Nếu bạn có ý định tự xây dựng một dây chuyền sản xuất bánh mì, hãy bắt đầu ngay bây giờ nhé.