Cách làm bánh mì đặc ruột thơm ngon ngay tại nhà

Bánh mì là một ngón ăn bình dân hầu như ai cũng biết nhưng để làm ra một chiếc bánh mì thơm ngon đặc ruột thì không phải người nào cũng biết làm. Hôm nay chúng ta cùng vào bếp và tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách để làm bánh mì đặc ruột thơm ngon ngay tại nhà.

cách làm bánh mì đặc ruột

Nguyên liệu:

200 gram bột làm bánh mì

110-120 gram nước lọc

7 gram dấm (5% axit)

2 gram muối

5 gram men instant

8 gram đường

cách làm bánh mì đặc ruột

Một số lưu ý cần biết trước khi bắt đầu làm bánh

Bột làm bánh mì nên là loại bột chuyên dụng với hàm lượng protein trong khoảng 11,5 đến 12,5. Với hàm lượng đó bánh sẽ đủ độ dai, bánh không bị thô cứng và lượng nước sử dụng không cần quá nhiều.

cách làm bánh mì đặc ruột

Dấm (5% axit) chỉ nên cho tối đa 7 gram ứng với 200 gram bột vì nếu hơn bánh sẽ có vị chua. Nhờ có dấm, mà bột sẽ ướt hơn, ta không cần cho nhiều nước nhưng bột vẫn dẻo, đỡ tốn sức cho người làm bánh mì trong việc nhồi bột hơn.

cách làm bánh mì đặc ruột

Các gia vị cho vào công thức sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến độ xốp của bánh mì nên nếu không quá cần thiết bạn có thể không cho vào để bánh có thể xốp hơn.

Các công đoạn làm bánh mì đặc ruột 

Bước 1:Nhồi bột

Hòa tan muối, đường, dấm và 120 gram nước. Trộn đều bột và men trong một một tô lớn và đảo đều với dung dịch muối, đường, dấm bằng thìa hoặc sử dụng máy trộn bột. Đánh bột đều cho đến khi tất cả hợp lại thành một khối và không còn bột dư. Ta cho bột vào hộp, đậy kín và để bột nghỉ 10-15 phút.

cách làm bánh mì đặc ruột

Sau khi bột nghỉ, ta nhồi bột để bột mịn hơn. Với lượng bột lớn bạn có thể sử dụng máy nhồi bột để tiết kiệm thời gian và công sức. Với cách nhồi bột bằng tay ta sẽ mất tầm 10-15 phút để khiến bột đạt yêu cầu. Khi bột đã mịn ta lại cho bột nghỉ thêm 5-10 phút rồi nhồi tiếp cho đến khi bột đạt đến độ lí tưởng. Tốt nhất là bột có thể kéo căng và mỏng.

cách làm bánh mì đặc ruột

Bước 2: Chia và ủ bột

Ta chia bột thành những miếng nhỏ đều nhau tùy vào kích cỡ bánh. Cho bột nghỉ thêm 10 phút và nắn bột để đảm bảo trong bột không còn không khí. Ta nặn các viên bột thành hình bầu dục với 2 đầu nhọn và ủ bột nơi kín gió trong khoảng 1-2 giờ đồng hồ để bột được nở tối đa. Để bột không bị nứt nẻ do thiếu ẩm ta phủ lên trên bột một tấm vải ướt và duy trì độ ẩm cho bột.

cách làm bánh mì đặc ruột

Bước 3: Nướng bánh

Sau khi bột nở tối đa ta tiến hành rạch giữa bánh để bánh có thể nở ra hoàn hảo trong quá trình nướng. Sử dụng bình xịt nước dạng sương để tăng độ ẩm cho bột. Lưu ý xịt nhiều hơn ở các vết rạch vì những vết rạch này dễ bị khô cứng và cháy hơn những chỗ khác của bánh.

cách làm bánh mì đặc ruột

Ta cho bột đã được làm ẩm vào lò nướng bánh mì. Có thể đặt một bát nước nhỏ vào trong lò nướng để bánh giữ độ ẩm tốt hơn ( chú ý bát phải được làm bằng chất liệu chịu nhiệt). Ta bật lò ở nhiệt độ 170 độ C trong khoảng 20 phút. 

Thành phẩm: Bánh mì được làm ra có ruột đặc, có mùi thơm của bột và men. Vỏ ngoài của bánh giòn còn ruột thì mềm và xốp.

Chúc các bạn thành công với công thức làm bánh mì đặc ruột. Xin cảm ơn.

Ngoài các dây chuyền chế biến kể trên, chúng tôi còn có thể hỗ trợ tư vấn quý khách hàng về kết hợp các máy móc cho phù hợp nhất với nhu cầu sản xuất, đề cao tính HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM.

Không chỉ đứng đầu về cung cấp máy móc chế biến thực phẩm riêng lẻ, Viễn Đông còn là đơn vị uy tín, chuyên lắp đặt những dây chuyền chế biến. Dây chuyền các thiết bị sẽ giúp công tác sản xuất thành phẩm chuyên nghiệp hơn, đỡ vất vả cho con người mà chi phí đầu tư cũng không quá cao.

Những dây chuyền chế biến thực phẩm HOT nhất tại Viễn Đông năm 2020:

Ngoài các dây chuyền chế biến kể trên, chúng tôi còn có thể hỗ trợ tư vấn quý khách hàng về kết hợp các máy móc cho phù hợp nhất với nhu cầu sản xuất, đề cao tính HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM

 

Trả lời

Địa chỉ Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay